Chuyện đời, nghiệp thi đấu đầy thử thách của nhà vô địch Boxing Vương Thị Vỹ

Date:

Nhìn lại hành trình thi đấu nhiều chông gai, Vương Thị Vỹ vẫn khẳng định quyết tâm theo đuổi Boxing tới cùng.

>>Giải Bóng chuyền VĐQG 2020: Cơ hội nào cho 8 đội bóng đi “chung kết ngược”?

Sinh năm 1995 ở vùng quê Thuận Thành, Bắc Ninh, nữ quán quân hạng 57kg Vô địch Boxing quốc gia 2020 Vương Thị Vỹ vốn không phải một “con nhà nòi” về thể thao.

Thế nhưng, chiều cao 1m71 cùng sải tay, sải chân dài của Vỹ khiến nữ vận động viên này sớm lọt vào mắt xanh của các nhà tuyển trạch cho dự án hợp tác giữa thể thao Bắc Ninh và Hà Nội thời điểm 2008.

Cùng 2 người bạn đồng hương chuyển lên đội tuyển tỉnh tập luyện khi mới 13 tuổi, Vương Thị Vỹ lúc ấy vẫn chưa hình dung Boxing là như thế nào. Thậm chí, một số đồng đội cùng lứa sau khi chứng kiến các trận đấu tập của đội, đã ngay lập tức xin về vì không tự theo theo đuổi.

Đó mới chỉ là đứng xem, đến khi bước vào tập luyện, sự khắc nghiệt khiến nữ võ sĩ cũng nhiều lần muốn rút lui. Tuy nhiên, sự ủng hộ và cổ vũ từ gia đình khiến Vỹ ở lại thêm một thời gian nữa, để chứng kiến khoảng thời gian vụt sáng của bản thân.

Vương Thị Vỹ (đỏ) bắt đầu thành công với Boxing từ rất sớm.

Chỉ 2 năm từ khi xỏ tay vào cặp găng lần đầu tiên, Vương Thị Vỹ đã giành ngôi Vô địch trẻ toàn quốc năm 2011 và được gọi lên đội tuyển trẻ quốc gia.

Tham dự giải Vô địch trẻ thế giới năm 2011 tại Thổ Nhĩ Kỳ, nữ võ sĩ đã có một hành trình tuyệt vời khi lần lượt hạ các đối thủ từ Maryna Naydych (Kazashstan), Maria Sokolova (Nga) và Alicia Holzken (Hà Lan), trước khi có 4 hiệp đấu nghẹt thở với tay găng người Ấn Độ ở chung kết, lên ngôi vô địch trẻ thế giới hạng 52kg.

Ở tuổi 16, hơn 3 năm tập Boxing, giành chức vô địch trẻ thế giới, nhưng đối với các HLV, việc để Vương Thị Vỹ lao vào những cuộc chinh chiến triền miên không phải là phương án tốt nhất, bởi các thầy còn muốn “để dành” cô cho các kì đại hội quốc tế trong tương lai.

Sau quãng thời gian bùng nổ ở giải Vô địch trẻ Thế giới năm 2011, Vương Thị Vỹ tiếp tục quá trình thống trị các giải đấu trong nước.

Ở các giải trong nước, nữ võ sĩ sinh năm 1995 hầu như không có đối thủ.

Tuy nhiên, không phải con đường nào cũng trải đầy hoa hồng, đặc biệt sau khi hết lứa tuổi trẻ, nữ võ sĩ bắt đầu gặp khó khi vươn mình ra quốc tế.

Điển hình là tại ASIAD 2018, ở tứ kết hạng 54-57kg nữ, Vương Thị Vỹ dừng bước đáng tiếc trước đối thủ người Đài Loan Huang Hsiaowen – đây có thể nói là thất bại đáng tiếc nhất ở một đấu trường quốc tế lớn với nữ võ sĩ này.

Đầu năm 2019, Vương Thị Vỹ bắt đầu cuộc sống mới khi lập gia đình cùng một đồng đội, không lâu sau đó, nhà vô địch trẻ thế giới “lên chức” làm mẹ ở tuổi 24.

So với các đồng nghiệp khác, việc bắt đầu cuộc sống gia đình có thể là dấu hiệu tạm dừng hoặc chấm dứt sự nghiệp, lùi về hậu phương. Thế nhưng, Vương Thị Vỹ luôn nỗ lực cân bằng cuộc sống gia đình với mục tiêu quay trở lại sàn đấu.

“Từ khi trở lại tập luyện thì mỗi ngày, mình phải di chuyển quãng đường 40km cả đi và về từ đội tuyển tới nhà sau buổi tập chiều. Đến tối, mình lại chăm con và nhiều hôm gần như không có thời gian nghỉ ngơi.” – Vỹ chia sẻ có những thời điểm cô chỉ ngủ 4, 5 tiếng một ngày.

“Nhưng cũng may có bố mẹ đẻ và chồng giúp mẹ trông cháu nên Vỹ có thể yên tâm tập luyện hơn.”

Tái xuất tại 2 giải Cúp CLB và Vô địch toàn quốc vừa qua, bà mẹ một con Vương Thị Vỹ vẫn cho thấy phong độ tuyệt vời khi dễ dàng vượt qua các đối thủ khác, ẵm toàn bộ 2 huy chương vàng hạng 57kg.

Bà mẹ một con trở lại và tiếp tục thống trị 2 giải quốc nội vừa qua.

Tuy vậy, khi nhìn lại một năm vừa qua, Vương Thị Vỹ vẫn chưa thực sự hài lòng với những trải nghiệm của mình.

“Sau 1 năm nghỉ, thì mình chuẩn bị tinh thần và mọi thứ rất kĩ, nhưng như giải vừa rồi thì cũng chưa có cơ hội để thể hiện hết sức.” – Vỹ chia sẻ.

“Mình nghĩ là do bề dày của lực lượng VĐV nữ của mình giờ ít,nhất là môn đối kháng thì việc các bạn nữ theo đuổi lâu dài là khó, dẫn tới việc thiếu tài năng.”

Ở độ tuổi 25, Vương Thị Vỹ được xem là gương mặt tiềm năng của Boxing Việt Nam khi cô có đủ kinh nghiệm tập luyện, bản lĩnh thi đấu ở các đấu trường quốc tế.

 Với việc Boxing sẽ tiếp tục là môn thể thao được đầu tư trọng điểm tại Việt Nam, nữ võ sĩ người Bắc Ninh sẽ có thêm nhiều cơ hội thể hiện, bên cạnh các đồng đội Nguyễn Văn Đương, Nguyễn Thị Tâm hay đàn anh Trương Đình Hoàng đã vươn ra tầm thế giới.

theo Webthethao

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Share post:

Subscribe

spot_imgspot_img

Popular

More like this
Related

Giải bóng đá vô địch sân 7 Bình Dương (BPL-S4): Dàn sao hội tụ

Những cái tên nổi tiếng bậc nhất sới phủi...

Tổng thống Mexico tuyên bố không cấm sử dụng TikTok

Tổng thống Mexico tuyên bố mạng xã hội TikTok...

Thị trường ảm đạm, VN-Index vẫn tăng phiên thứ 6 liên tiếp

Mặc dù thị trường diễn biến khá ảm đạm...

Home Credit do ai làm chủ, kinh doanh ra sao?

Home Credit là một trong hai "ông lớn" trên...