Meta đã ném hơn 15 tỷ USD vào vũ trụ ảo

Date:

Điều khiến giới phân tích lo ngại là không biết chính xác số tiền ấy được Meta chi cho cái gì, bởi chất lượng lẫn số người dùng metaverse của Meta vẫn kém ấn tượng.

>>TikTok siết chặt quy định liên quan hoạt động chính trị trước thềm bầu cử tại Mỹ

Dựa trên những báo cáo kinh doanh gần đây, Business Insider ước tính từ đầu năm 2021, Meta đã chi hơn 15 tỷ USD cho Reality Labs, bộ phận phát triển vũ trụ ảo (metaverse). Tuy nhiên đến nay, công ty mẹ của Facebook chưa liệt kê các khoản tiền được chi như thế nào.

Điều đó khiến nhiều chuyên gia lo ngại số tiền không được Meta sử dụng đúng mục đích. Dan Ives, nhà phân tích của Wedbush Securities nhận định đó là “thảm họa” với các nhà đầu tư của Meta.

“Đây tiếp tục là ván cờ mạo hiểm của Zuckerberg và đội ngũ của Meta, bởi hiện tại họ dùng tiền để đánh cược vào tương lai, trong khi bản thân công ty đang gặp khó khăn với mảng kinh doanh cốt lõi”, Ives cho biết.

Nhân vật ảo của Mark Zuckerberg tại sự kiện Meta Connect ngày 11/10. Ảnh: Bloomberg.

Nhà phân tích cũng nhấn mạnh khoản tiền dành cho metaverse của Meta khiến giới đầu tư lo lắng, đặc biệt sau những động thái gây thất vọng như ra mắt kính thực tế ảo Meta Quest Pro trị giá 1.500 USD, mất một năm để bổ sung đôi chân cho nhân vật ảo trong metaverse.

Khi công bố dự án metaverse vào tháng 10/2021, CEO Mark Zuckerberg cho biết công ty đã đầu tư hơn 10 tỷ USD vào Reality Labs. Điều đó dẫn đến khoản lỗ lớn cho Meta trong năm 2021.

Chỉ trong nửa đầu năm nay, Meta ghi nhận mức lỗ hơn 5 tỷ USD. Giới phân tích dự báo khoản lỗ của công ty trong cả năm sẽ lớn không kém năm ngoái.

Dù từ chối bình luận về số tiền đầu tư cho metaverse, phát ngôn viên Meta nhấn mạnh công ty không tiết lộ các khoản chi tiêu của bộ phận Reality Labs.

Mark Zgutowicz, nhà phân tích của Benchmark ước tính ít nhất 60% chi phí hoạt động của Reality Labs dành cho việc nghiên cứu, phát triển một môi trường hoàn toàn mới.

0000Untitled
Những cải tiến như bổ sung đôi chân cho nhân vật ảo khiến công chúng thất vọng. Ảnh: PCMag.

Tuy nhiên theo quan điểm của Zgutowicz, mọi thứ vẫn rất mơ hồ, sẽ không có một metaverse thực sự cho đến khi con người có thể đeo những chiếc kính mà không bị xem là “người ngoài hành tinh” hay “một thứ gì đó”.

Dù vậy, Zgutowicz nhận định Meta có lý do chính đáng để tự phát triển mọi thứ. Sự minh bạch cần được đặt lên hàng đầu.

“Thật khó để mua lại các công ty phần mềm độc đáo bởi họ bị pháp lý ràng buộc chặt chẽ, đến mức phải tự xây dựng sản phẩm một cách có tổ chức. Sự minh bạch sẽ tốt hơn khi họ đặt ra thời điểm, giải pháp thu về số tiền đã đầu tư”, Zgutowicz chia sẻ.

Ivan Feinseth, nhà phân tích công nghệ tại Tigress Financial Partners, tin tưởng vào tầm nhìn của Zuckerberg và dự án metaverse. Ông cũng nhắc lại thương vụ thâu tóm Instagram trị giá 1 tỷ USD của Facebook cách đây 10 năm.

“Khi Facebook mua lại Instagram, mọi người chế nhạo và nói rằng ông ấy (Zuckerberg) thật điên rồ khi ‘vung tiền qua cửa sổ’. Cuối cùng, Instagram trở thành một trong những thương vụ thành công nhất của công ty cho đến nay”, Feinseth cho biết.

Nguồn: Nhadautu.vn

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Share post:

Đăng ký nhận tin mới

spot_img

Phổ biến

Thông tin tương tự
Related

Mỹ thông qua luật tước vị thế ‘nước đang phát triển’ của Trung Quốc

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông...

Tín dụng tăng 2,43%, kinh tế TP.HCM đang lấy lại đà tăng trưởng

Ông Nguyễn Đức Lệnh, Phó Giám đốc Ngân hàng...

HDBank được phê duyệt tăng vốn thêm gần 3.800 tỷ đồng

Mới đây Ngân hàng Nhà nước đã có công...

Tại sao nước Mỹ chưa bị rơi vào suy thoái?

Đã hơn một năm kể từ khi Fed bắt...