Chứng khoán tuần: Thanh khoản lên mức kỷ lục, VN-Index lọt Top 3 thế giới

Date:

Tuần qua là một tuần rất đặc biệt của chứng khoán Việt Nam khi lần đầu tiên hệ thống giao dịch đạt tới ngưỡng tải tối đa. Thanh khoản thị trường tính theo giá trị cũng đạt mức chưa từng có trong lịch sử và VN-Index đã có mức tăng trưởng mạnh thứ 3 thế giới.

>>Thống đốc chỉ đạo các ngân hàng giảm chỉ tiêu lợi nhuận để giảm lãi suất trong năm 2021

Kết thúc tuần, chỉ số đại diện thị trường đạt mức tăng 1,59%. Nếu so sánh theo thị trường đại diện quốc gia (chỉ số đại diện quốc gia) thì VN-Index chỉ kém thị trường Bồ Đào Nha và NewZealand. Tính từ đầu tháng 12 thì VN-Index cũng đang đứng thứ 3 thế giới sau Hi Lạp và Bồ Đào Nha.

Nếu không có chút trục trặc của hệ thống, thị trường chứng khoán Việt Nam thậm chí có cơ hội tăng trưởng tốt nhất thế giới. Tâm lý nhà đầu tư khá bức bối đã dẫn đến phiên bán tháo cực mạnh ngày 24/12 khiến chỉ số VN-Index sụt giảm 1,1%, nối tiếp sau phiên giảm 0,4% ngày thứ Tư. Trong 3 phiên cuối tuần tiếp theo, thị trường gần như không có nhiều tiến triển.

Tuần qua cũng là tuần đánh dấu ngưỡng thanh khoản kỷ lục với tổng giá trị giao dịch hai sàn (bao gồm cả thỏa thuận) lên tới trên 80.055 tỷ đồng. Riêng giá trị khớp lệnh tuần đạt kỷ lục lịch sử với 71.099 tỷ đồng. Như vậy bình quân mỗi phiên giá trị khớp lệnh đạt xấp xỉ 14.220 tỷ đồng.

Khi đạt ngưỡng nói trên, hệ thống giao dịch của HSX có hiện tượng gặp khó khăn và lệnh mua bán của nhà đầu tư có thời điểm bị treo. Nếu giao dịch “thoải mái” thì các lệnh mua bán cũng sẽ không được thực hiện hết, trong khi nhu cầu giao dịch chắc chắn sẽ tiếp tục còn tăng lên nữa, vì lượng tiền trong thị trường vẫn còn nhiều.

Thị trường có thể còn rất nhiều tiền nhưng cũng có thể khối lượng cổ phiếu muốn bán cũng không nhỏ. Tuần qua, phiên nào khối lượng đặt bán cũng lớn hơn khối lượng đặt mua và khối lượng trung bình mỗi lệnh bán cũng đều lớn hơn lệnh mua từ 17% đến gần 54%.

Động lực chính giúp thị trường tăng trưởng liên tục trong 5 tháng qua là dòng tiền mới vào thị trường rất lớn, làm phát sinh sức cầu đột biến. Dòng tiền này là chênh lệch cung cầu trong giao dịch đẩy giá cổ phiếu tăng, hơn là do nhà đầu tư nghĩ rằng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tích cực.

Hệ số P/E của VN-Index đến cuối tuần qua khoảng 17,4 lần cũng tương đương với P/E thời điểm đầu tháng 12/2017. Hiệu ứng của dòng vốn là điều thường xuyên lặp lại trên thị trường ở quy mô ngày càng cao. Chẳng hạn thời điểm tháng 12/2017, giá trị khớp lệnh sàn HSX khoảng 5.000 tỷ đồng/phiên được xem là kỷ lục thì hiện tại đã gấp 3 lần. Dĩ nhiên trong khoảng thời gian giữa hai thời điểm, số lượng cổ phiếu cũng đã tăng gấp hàng chục lần.

Do thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có một hướng là mua thì mới có thể kiếm lợi nhuận, nên thiên hướng suy nghĩ tích cực và ủng hộ các diễn biến tăng giá là đương nhiên. Thị trường trong ngắn hạn vẫn có nhiều yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, trong đó đặc biệt là tâm lý mạnh mẽ của nhà đầu tư mới, lượng tiền bổ sung dồi dào.

Theo TBTCVN

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Share post:

Subscribe

spot_imgspot_img

Popular

More like this
Related

Giải bóng đá vô địch sân 7 Bình Dương (BPL-S4): Dàn sao hội tụ

Những cái tên nổi tiếng bậc nhất sới phủi...

Tổng thống Mexico tuyên bố không cấm sử dụng TikTok

Tổng thống Mexico tuyên bố mạng xã hội TikTok...

Thị trường ảm đạm, VN-Index vẫn tăng phiên thứ 6 liên tiếp

Mặc dù thị trường diễn biến khá ảm đạm...

Home Credit do ai làm chủ, kinh doanh ra sao?

Home Credit là một trong hai "ông lớn" trên...