Nhật Bản: Lạm phát tăng mạnh nhất trong 8 năm

Date:

Ngân hàng trung ương Nhật Bản rơi vào “tình thế tiến thoái lưỡng nan” vì chỉ số lạm phát tăng vượt kiểm soát.

>>World Bank cảnh báo kinh tế thế giới rơi vào suy thoái vì các NHTW đồng loạt tăng lãi suất

Theo Nikkei, lạm phát tiêu dùng cốt lõi của Nhật Bản đã chạm mức 2,8% trong tháng 8, mức cao nhất kể từ tháng 10/2014, khi áp lực từ chi phí nguyên liệu thô cao hơn và đồng yên trên đà suy yếu.

Theo báo cáo, đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (CPI) trên toàn quốc vẫn cao hơn mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 2% do Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) đề ra.

Mức tăng CPI của tháng 8/2022 lớn hơn một chút so với dự báo của thị trường là 2,7% và cao hơn đáng kể con số 2,4% ghi nhận hồi tháng 7/2022. 

Khi loại bỏ các sản phẩm thực phẩm tươi sống dễ biến động giá và chi phí nhiên liệu, CPI tháng 8/2022 của Nhật Bản đã tăng 1,6% so với cùng kỳ một năm trước đó, tăng nhanh từ mức 1,2% trong tháng 7/2022 và đánh dấu tốc độ hàng năm nhanh nhất kể từ năm 2015.

Cũng trong tháng 8/2022, lạm phát toàn phần của Nhật Bản đạt 3,0%. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1991, càng cho thấy “nỗi đau” mà người tiêu dùng nước này đang phải gánh chịu do chi phí sinh hoạt tăng.

Ông Darren Tay, nhà kinh tế Nhật Bản tại công ty tư vấn Capital Economics cho biết: “Lạm phát mạnh trong tháng 8 đã tăng vọt lên một mức cao khác kể từ năm 1991 và sẽ còn tiếp tục tăng cao”.

Lạm phát tiêu dùng tại Nhật Bản tăng cao do giá năng lượng và thực phẩm leo thang.

Sự suy yếu của đồng yên đã trở thành vấn đề đau đầu đối với các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản vì gây tổn hại cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng bằng cách thổi phồng giá nhiên liệu và thực phẩm nhập khẩu vốn đã tăng cao.

Kinh tế Nhật Bản đã tăng mạnh hơn so với ước tính sơ bộ là 3,5% trong quý II/2022. Tuy nhiên, sự phục hồi của kinh tế Nhật Bản chậm hơn so với nhiều quốc gia khác do sự bùng phát trở lại của dịch COVID-19, hạn chế về nguồn cung và chi phí nguyên liệu thô tăng cao ảnh hưởng đến tiêu dùng và sản lượng.

Mặc dù lạm phát vẫn ở mức khiêm tốn so với nhiều quốc gia khác, nhưng sự suy thoái toàn cầu và giá năng lượng cao đang che khuất triển vọng phục hồi sau đại dịch của Nhật Bản.

Ngân hàng trung ương Nhật Bản cam kết sẽ không lựa chọn giải pháp tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, bởi ngân hàng này coi việc tăng giá hàng hóa hiện tại chỉ là tạm thời.

Nguồn: VietnamFinance.vn

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Share post:

Đăng ký nhận tin mới

spot_img

Phổ biến

Thông tin tương tự
Related

Chiến thuật bất ngờ giúp cầu mây nữ Việt Nam thắng Indonesia, giành HCV ASIAD 19

HLV Trần Thị Vui tiết lộ bí quyết giúp...

CEO ngân hàng lớn nhất Mỹ: Fed có thể tăng lãi suất lên 7%

CEO Jamie Dimon của ngân hàng JPMorgan Chase dự...

Nguồn cung căn hộ tại TP.HCM tăng mạnh

Trong quý 3/2023, hơn 2.500 căn hộ mới được...

Loạt cổ phiếu trụ kéo VN-Index tăng hơn 10 điểm, thanh khoản lao dốc 30%

Chiều nay thanh khoản tiếp tục duy trì rất...