Việt Nam vượt Trung Quốc trở thành điểm đến đầu tư FDI?

Date:

Quốc tế nhận định, Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc trở thành điểm đến đầu tư FDI hấp dẫn. Chuyên gia cảnh báo nguy cơ rác công nghệ.

>>5 lời khuyên dành cho nhà đầu tư mới trên thị trường chứng khoán

Báo cáo của EIU cho thấy, các yếu tố khiến Việt Nam hấp dẫn hơn các nước khác là nhờ động lực khuyến khích các doanh nghiệp quốc tế thành lập các đơn vị sản xuất sản phẩm công nghệ cao, đội ngũ lao động chi phí thấp và có ngày càng nhiều hiệp định thương mại tự do.

Một trong nhiều cơ sở được chiến lược gia Ruchir Sharma chuyên về thị trường mới nổi tại Morgan Stanley chỉ ra, đó là FDI của Việt Nam đạt trung bình hơn 6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) – tỷ lệ cao nhất ở các nền kinh tế mới nổi.

Tờ Financial Express của Ấn Độ cũng nhận xét Việt Nam đã nổi lên như một trung tâm sản xuất chi phí thấp, đánh bại Ấn Độ và thậm chí cả Trung Quốc về các chỉ số, bao gồm chính sách FDI, chính sách ngoại thương và kiểm soát hối đoái.

Về nguồn lao động, Trung Quốc vẫn được đánh giá cao hơn Việt Nam nhưng chênh lệch không nhiều, với 5,7 điểm so với 5,6 điểm.

Việt Nam vượt qua Trung Quốc trở thành điểm đến thu hút đầu tư FDI hấp dẫn

Nhận định trên phù hợp với những báo cáo, đánh giá trước đó, nhất là ở thời điểm khi cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung leo thang, các công ty đa quốc gia đã rục rịch chuyển dòng vốn, chuỗi cung ứng ra ngoài Trung Quốc để tránh phụ thuộc “cứng” vào một nguồn cung nguyên liệu. Khi đó, Việt Nam đã được coi là điểm sáng. Tới khi Covid-19 ập đến, lại được xem như một cú hích cho làn sóng này diễn ra nhanh hơn.

Trong những điểm sáng được xem là cơ hội nếu Việt Nam tận dụng và phát triển tốt thì vẫn có những băn khoăn, lo ngại tới một xu hướng chuyển dịch dây chuyền công nghệ quá cũ kỹ, lỗi thời từ nước ngoài về Việt Nam thông qua các nguồn đầu tư nước ngoài.

Ngoài ra, tính bền vững của tăng trưởng cũng được các chuyên gia bàn nhiều, bởi tăng trưởng của Việt Nam hiện đang dựa trên 3 rường cột quan trọng: Xuất nhập khẩu, đầu tư cơ sở hạ tầng và tiêu dùng.

Trong khi đó, tỉ trọng xuất nhập khẩu dù tăng mạnh nhưng tỉ trọng nội địa hóa thấp, xuất khẩu hàng hóa chủ yếu là các mặt hàng điện tử, máy tính, điện thoại, điều này cũng đồng nghĩa với việc xuất khẩu càng nhiều thì nhập khẩu sẽ càng lớn.

Như vậy, giá trị tăng thêm từ xuất khẩu những mặt hàng này chủ yếu lan tỏa đến khu vực nhập khẩu, không có giá trị lan tỏa nhiều tới các lĩnh vực kinh tế khác. Nói cách khác, thu hút đầu tư nước ngoài nhiều, nhưng Việt Nam vẫn chủ yếu làm gia công, lắp ráp, giá trị Việt Nam nhận được từ các sản phẩm xuất khẩu là rất hạn chế, lợi ích chủ yếu vẫn thuộc về FDI.

Theo Đất Việt

Leave a Reply

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.

Share post:

Subscribe

spot_imgspot_img

Popular

More like this
Related

Giải bóng đá vô địch sân 7 Bình Dương (BPL-S4): Dàn sao hội tụ

Những cái tên nổi tiếng bậc nhất sới phủi...

Tổng thống Mexico tuyên bố không cấm sử dụng TikTok

Tổng thống Mexico tuyên bố mạng xã hội TikTok...

Thị trường ảm đạm, VN-Index vẫn tăng phiên thứ 6 liên tiếp

Mặc dù thị trường diễn biến khá ảm đạm...

Home Credit do ai làm chủ, kinh doanh ra sao?

Home Credit là một trong hai "ông lớn" trên...